Dàn giáo là gì?
Giàn giáo là các loại thiết bị sử dụng trong xây dựng (và trong các lĩnh vực dân dụng khác (civil)), dùng để nâng đỡ con người cùng các trang bị công cụ cầm tay, để thực thi các công việc làm trong không gian có độ cao lớn (vượt hơn tầm vóc con người) so với các mặt nền cơ sở thông thường (như là mặt đất, sàn các tầng nhà,...).Giàn giáo là gì |
Giàn giáo là thiết bị giúp con người có thể làm việc trên cao một cách an toàn. Giàn giáo sử dụng chủ yếu trong xây dựng nên nó còn được gọi là giàn giáo thi công hay giàn giáo xây dựng hoặc giáo thi công ngoài (công trình), tuy nhiên nó còn có thể dùng cho các lĩnh vực công việc khác như: bảo trì, vệ sinh hệ thống vách kính bao quanh các nhà cao tầng, lắp đặt và sửa chữa hệ thống chiếu sáng đô thị, cứu hỏa,...)
Tuy nhiên, trong xây dựng giàn giáo khác biệt với một loại giáo chống dùng để chống đỡ hệ thống cốp pha (khuôn đúc bê tông) dạng đáy nằm, bởi công năng sử dụng. Giàn giáo hay còn gọi tắt là giáo công tác kết hợp với sàn thao tác có chức năng là tạo ra một sàn mặt bằng công tác nhân tạo trên độ cao lớn an toàn cho người công nhân xây dựng đứng làm việc. Còn giáo chống cốp pha có chức năng chủ yếu là chống đỡ hệ đà ngang và ván khuôn của hệ cốp pha đáy nằm (chủ yếu là chịu lực trong quá trình thi công đúc các kết cấu bê tông dạng nằm).
Giàn giáo theo đúng nghĩa nguyên thủy của từ giàn giáo là những loại hệ kết cấu dạng thanh, dạng khung, dạng dàn để đỡ hệ thống sàn công tác cho con người làm việc an toàn trên cao. Về sau, được mở rộng ra để gọi tất cả các thiết bị nâng đỡ vị trí công tác của công nhân xây dựng khi họ làm việc trên cao (vượt chiều cao tự nhiên của họ) như: giáo ghế, thang, giáo treo, lồng công tác treo, xe thang,...
Giàn giáo là gì ?
Giàn giáo là thiết bị chuyên dụng trong hầu hết các công trình xây dựng, nó có kết cấu bền vững gồm có 4 chân, 2 chéo và mâm thao tác gắn kết với nhau bằng vít . Ngoài ra giàn giáo là một hệ chống đỡ bằng khung cứng, có nhiệm vụ bảo đảm cho ván khuôn ở một độ cao nhất định theo yêu cầu, chống và nhận tất cả những tải trọng tác động lên nó, truyền qua các cây chống xuống nền đất hoặc vào các bộ phận công trình hiện có.Do vậy, giàn giáo khi thiết kế phải đảm bảo các yêu cầu như sau:
Trước hết phải đảm bảo rằng giàn giáo phải được dựng trên mặt đất chắc chắn, bằng phẳng.
Đặt các kích tăng trên dầm gỗ phẳng và điều chỉnh theo độ cao yêu cầu, lắp các thành phần của khung đúng vào kích tăng. Sau đó đặt các thanh giằng chéo góc qua các khung kế cận để liên kết thành một bộ phận hoàn chỉnh, đảm bảo liên kết chắc chắn.
Cuối cùng, tầng đầu tiên của bộ giàn giáo phải được giữ cho bằng phẳng, chắc chắn trước khi lắp các tầng tiếp theo.
Khi lắp giàn giáo lên nhiều tầng, để tránh lật đổ giàn giáo phải neo giữ giàn giáo với công trình bằng khóa, ống khóa hoặc chi tiết neo giữ cụ thể. Neo giữ theo quy cách cứ 02 khung, neo giữ 01 lần.
Ưu điểm giàn giáo
Các bộ phận đều gọn nhẹ, mang vác dễ dàng;Lắp dựng, tháo dỡ nhanh chóng, đơn giản, an toàn khi sử dụng
Cấu tạo thích hợp với đặc điểm thi công ván khuôn.
Có thể luân chuyển được nhiều lần.
thông số giàn giáothông số giàn giáo
Thông số giàn giáo
Chiều cao: 1.7 mChiều rộng: 1.53m
Ống pi42 dày 2ly
Chủng loại: thép ống
Màu sắc: đỏ, cam, xanh, bạc,…
Các phụ kiện đi kèm dàn giáo xây dựng
Giằng chéoMâm công tác
Cầu thang
Kích tăng (kích chân – kích đầu):
Và cuối cùng, nhắc lại 1 lần nữa: giàn giáo là thiết bị thi công trực tiếp tại công trình nên yêu cầu về tính an toàn thi công cần được đảm bảo chặt chẽ; phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đủ chuẩn an toàn của Bộ Xây Dựng
Rated 3.8/5 based on 39 votes